Lập Gia Phả

Thư viện tra cứu thông tin lập gia phả

Công cụ thành viên

Công cụ trang web


ten_tu

Biểu tự

Ngoài danh xưng, đến khi tròn 20 tuổi thì mỗi người được đặt thêm một tên mới gọi là biểu tự. Lúc này, danh xưng chỉ có bản thân hoặc người thân lớn tuổi gọi; giữa bạn bè đồng lứa, xã giao, cần sự tôn trọng thì phải sử dụng biểu tự, việc gọi thẳng danh xưng bị coi là bất nhã. Biểu tự thường có hai chữ và liên hệ về mặt ý nghĩa với danh xưng, có thể là đồng nghĩa hoặc trái nghĩa. Tỉ dụ: Bá Ngưu (伯牛; ngưu 牛 = con bò) là tự của Nhiễm Canh (冉耕; canh 耕 = cày), Gia Cát Lượng (诸葛亮; lượng 亮 = sáng) tự Khổng Minh (孔明; minh 明 = sáng), Hàn Dũ (韓愈; dũ 愈 = đi lên) tự Thoái Chi (退之; thoái 退 = đi lùi)…

Cứ theo Lễ ký, tục đặt biểu tự (tên tự) đã xuất hiện từ đời Nhà Chu, ban đầu lưu hành trong giới quyền quý rồi lan ra các tầng lớp ưu tú khác, thể hiện sự trang trọng của nhân cách và giao thiệp, lại không phân biệt nam nữ. Ngoài ra, có rất ít trường hợp là tầng lớp thấp hoặc không học vấn mà lại đặt biểu tự. Do vậy, hầu như đây là cách phân biệt hai đối tượng có học vấn và không có học vấn.

Tên chữ thường có hai âm và thường dựa trên ý nghĩa của tên thực. Nhan Chi Thôi đời Bắc Tề tin rằng trong khi tên thực dùng để phân biệt người này với người kia, thì tên chữ sẽ biểu thị tính luân lý của một người.

Một cách khác để đặt tên chữ là dùng chữ tử (tiếng Trung: 子; bính âm: zǐ) - một danh xưng cao quý của một người đàn ông - làm chữ đầu tiên của tên chữ. Ví dụ như tên chữ của Công Tôn Kiều là Tử Sản (phồn thể: 子產, giản thể: 子产), hay của Đỗ Phủ là Tử Mỹ (子美).

Người ta cũng thường tạo ra tên chữ bằng cách dùng chữ đầu của tên chữ biểu hiện thứ tự anh em trong gia đình. Ví dụ Khổng Tử, tên thật là Khổng Khâu (孔丘), lấy tên chữ là Trọng Ni (仲尼), trong đó chữ trọng cho biết ông là con thứ hai trong gia đình. Những chữ thường dùng là Bá (伯) cho con cả, Trọng (仲) cho con thứ hai, Thúc (叔) cho con thứ ba, và Quý (季) cho con út, nếu gia đình có nhiều hơn ba con.[4] Ví dụ: Gia đình Tư Mã Phòng cuối thời Hán: Con cả Tư Mã Lãng (司馬朗), tự Bá Đạt (伯達), con thứ Tư Mã Ý, tự Trọng Đạt (仲達), con thứ ba Tư Mã Phu (司馬孚), tự Thúc Đạt (叔達), con thứ tư Tư Mã Quỳ (司馬馗), tự Quý Đạt (季達).[5] Ngoài ra, sách Lễ vĩ ghi lại Đích trưởng viết Bá, thứ trưởng viết Mạnh, tức con trưởng đích thì tên tự là Bá, con trưởng thứ (con vợ lẽ) tên tự là Mạnh.

ten_tu.txt · Sửa đổi lần cuối: 08/08/2021 15:39 bởi admin

Công cụ trang