Mục lục

Phả ký

Phả ký là lịch sử tổng hợp, toàn diện, chi tiết của dòng họ (thực tế là của một chi họ), viết theo lối viết sử, trong sáng, gãy gọn, dễ hiểu; cần nắm chắc các thuật ngữ chuyên ngành gia phả.


Gia phả với phần giới thiệu

Lúc ghi chép cần tôn trọng hệ thống ký ức và truyền miêng của người trong họ. Mỗi họ, khi tiếp xúc sâu sẽ phát hiện được một vài người am hiểu, minh mẫn. Cách hỏi, cách phỏng vấn phải theo trình tự, hệ thống, từng loại việc, từng người. Phải tới từng chi, từng hộ để hỏi, quan sát.

Hệ thống mồ mả, bài vị, văn bản phân chia ruộng đất, từ điển Nhân vật nổi bật, các loại bằng khen, giấy khen, giấy chứng nhận “Mẹ Việt Nam anh hùng”… là nguồn thông tin bổ sung quí.

Phả ký là bài văn khó viết nhất!

Bài phả ký phải đạt mục đích, yêu cầu: Phải phản ánh toàn điện lịch sử dòng họ từ khởi thủy đến nay; xác định rõ tính ưu việt của dòng họ, đây là quan điểm đúng đắn và chỉ ra phương hướng xây dựng dòng họ văn hóa.

Do đó, để viết phả ký đầy đủ, cần phải đi thực tế (hay còn gọi là điền dã), trực tiếp khảo sát đầy đủ; liên hệ thật sâu từng thời kỳ lịch sử ứng với từng đời trong họ; phải quán triệt quan điểm chức năng, nhiệm vụ gia đình, phải vận dụng kiến thức sẵn có; phải nhẫn nại, kiên trì, nghiêm túc, khi chấp bút… sau cùng là giọng văn trong sáng, dễ đọc.

Trong trường hợp dòng họ có gia phả gốc, viết bằng chữ Hán chắng hạn, ta dịch ra Quốc ngữ và đưa vào thành một phần của phả ký, sau đó là phần kế tục của các đời tiếp theo..

Nội dung

Phương pháp viết bài phả ký

  1. Sưu tầm tài liệu bắt đầu bằng một chuyến đi điền dã. Đây là công việc vất vả, phải đi xa và đi nhiều nơi trong dòng họ để hỏi, phỏng vấn, lấy thông tin trong các bậc lão thành hoặc người am hiểu trong họ về tiểu sử ông bà tổ, về nhà thờ tổ; khảo sát mồ mả, tìm hiểu di chúc, giấy tờ đất đai hương hỏa; quan sát địa lý xóm ấp, đình chùa, miếu mạo…
  2. Phỏng vấn phải khéo léo, với hình thức linh hoạt vì hỏi không khéo người ta không nói, hỏi dồn dập người lớn tuổi bối rối quên mất. Có khi phải đi lại nhiều lần, vì không gặp đối tượng. Nói chung là phải kiên trì.
  3. Sau chuyến đi điền dã, ta phải vào kho lưu trữ quốc gia, thư viên hoặc sở địa chính, tư pháp, công an… để có thêm tư liệu về đất đai, nhân thân, di chúc, hộ tịch.

Tổng hợp và xử lý tư liệu, hoàn tất bài phả ký

  1. Sắp xếp tư liệu theo thứ tự thời gian và theo từng loại. Dùng phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh để sử dụng thông tin chính xác nhất. Cần giải quyết những mâu thuẫn trong lời kể.
  2. Bắt đầu công việc chấp bút. Trước tiên ta lập đề cương, dàn bài chi tiết (như trên), rồi dùng thể văn trần thuật, tường thuật, miêu tả, phân tích và phải cân nhắc xoáy vào trọng tâm, không để lạc đề, không cương điệu, ca ngợi quá sự thật; tôn trọng tính khoa học nhưng không đi sâu nghiên cứu làm bài viết khô khan, ngán đọc
  3. Các mặt tích cực và nhược điểm của gia đình phải được tôn trọng, chưa nói chứ không được nói khác đi. Với bài phả ký đòi hỏi trình độ hiểu biết về lịch sử, địa lý, dân tộc học của người đi dựng phả.